Đóng

Tổng hợp kiến thức về khuôn đùn nhựa

Tổng hợp kiến thức về khuôn đùn nhựa

Khuôn đùn nhựa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu suất của quá trình đùn nhựa. Việc hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như các kỹ thuật bảo dưỡng khuôn đùn sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản và các lưu ý quan trọng khi làm việc với khuôn đùn nhựa.

Khuôn đùn nhựa

Khuôn đùn nhựa

Điều chỉnh khuôn đùn nhựa

Người thao tác nhất định phải hiểu rõ về máy đùn mà mình thao tác, phải nắm vững đặc tính của trục vít, điều chỉnh gia nhiệt và làm mát, đặc tính của đồng hồ đo, điều khiển máy kéo, cấu tạo và lắp ráp khuôn,v.v từ đó nắm được điều kiện, công nghệ đùn và thao tác máy móc một cách chính xác.

Các bước điều chỉnh khuôn đùn nhựa:

(1) Trước khi khởi động máy, hãy kiểm tra xem bộ điều khiển nhiệt độ có nhạy hay không, đồng hồ đo lường có bị trục trặc hay không, đường dẫn nước làm mát có trơn tru hay không, v.v. Thông thường sẽ kiểm tra bằng các phương pháp như sử dụng nhiệt kế, chạy nước làm mát.

(2) Dựa vào quy trình thao tác của máy đùn tiến hành gia nhiệt cho nòng trục vít và đầu khuôn, sau khi nhiệt độ đạt đến mức thiết lập, phải bảo toàn nhiệt độ trong khoảng 10 phút rồi mới mở máy để nhiệt độ của từng bộ phận máy được ổn định.

(3) Trước khi khởi động máy, siết chặt vít và bu lông của tất cả các bộ phận của đầu khuôn khi còn nóng. Trước khi vật liệu chưa được đùn ra, người thao tác không được đứng trực tiếp trước khuôn để phòng trường hợp bu lông hoặc vít bị gãy gây ra thương tích.

Siết chặt các vít và bu lông

Siết chặt các vít và bu lông

(4) Khi bắt đầu đùn, tốc độ trục vít phải chậm, sau đó tăng dần tốc độ để tránh quá tải trong quá trình khởi động và làm hỏng các bộ phận của máy.

(5) Khi khởi động máy, trước tiên hãy thêm một lượng nhỏ vật liệu và duy trì cấp liệu ổn định. Khi cấp liệu, hãy chú ý đến các giá trị như mô-men xoắn và các thông số khác, sau khi vật liệu được đùn ra khỏi miệng khuôn và được kéo lên máy kéo, mới có thể tăng dần lượng nguyên liệu đến khi quá trình đùn được ổn định. 

(6) Khi bắt đầu kéo, đảm bảo giữa khuôn định hình và đầu khuôn có 1 khoảng cách nhất định để thuận tiện cho quá trình kéo. Mở hệ thống nước (chú ý không để nước đổ trúng đầu khuôn, vì điều này có thể gây sự cố khi xả liệu dẫn đến đứt liệu hoặc nghẹt khuôn), đối với những sản phẩm có hình dạng phức tạp, lòng khuôn nhỏ và nhiều ngăn, cần phải mở nắp khuôn định hình; sau khi xác nhận vật liệu đùn đã được nóng chảy bình thường, sử dụng dây kéo đã được thiết lập sẵn để kéo vật liệu lên máy kéo. Rút ngắn khoảng cách giữa bàn định hình và đầu khuôn, đậy nắp và khởi động bơm chân không. Khi tốc độ đùn và tốc độ kéo về cơ bản đã cân bằng, quan sát sản phẩm đến khi quá trình đùn ổn định, sau đó giảm khoảng cách giữa bàn định hình và đầu khuôn về giá trị lý tưởng.

(7) Nếu phát hiện phôi ở đầu vào khuôn định hình không thành hình hoặc các lõi trong dính vào mặt trong của sản phẩm, có thể dùng dụng cụ đầu nhọn chọc một vài lỗ nhỏ ở vị trí phôi không đạt hình dạng hoặc vị trí lõi dính ở đầu vào khuôn định hình để các khoang nhỏ được thông khí, khi đi vào khuôn định hình, phôi ở dạng mở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành áp suất âm và giúp phôi bám chặt vào thành khuôn định hình.

(8) Nếu gặp phải tình trạng nghẹt khuôn (chưa nghẹt hoàn toàn), cần lập tức dời bàn định hình ra sau hoặc tăng tốc độ kéo, hoặc làm cả 2 việc cùng một lúc, sau đó điều chỉnh kỹ thuật để khôi phục sản xuất. Nếu thực hiện các biện pháp trên không có hiệu quả do khuôn đã bị nghẹt hoàn toàn, phải lập tức dời bàn định hình về phía sau và cắt vật liệu dọc theo khuôn định hình, đóng kín hệ thống hơi nước trong khuôn định hình, giảm tốc độ kéo, từ từ kéo sản phẩm ra khỏi khuôn định hình. Nếu có phần sản phẩm bị hỏng trong khuôn định hình, cần tháo rời khuôn định hình và loại bỏ hoàn toàn vật liệu còn sót lại.

(9) Khi dừng máy, cần thêm vật liệu dừng máy để đùn hết vật liệu sản xuất còn lại trong máy ra, sau đó dừng máy và tháo rời đầu khuôn khi còn nóng để làm sạch khuôn.

*** Tìm hiểu thêm Những vấn đề cơ bản về kỹ thuật đùn nhựa

Bảo trì khuôn đùn

  1. Việc xếp dỡ hoặc vệ sinh không đúng cách trong quá trình bảo dưỡng vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây hỏng khuôn. Vì vậy, việc tháo rời và làm sạch khuôn phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn. 
  2. Khi tháo dỡ và làm sạch đầu khuôn, nên sử dụng dụng cụ bằng đồng đỏ.
  3. Mặt ghép khuôn (mặt niêm phong) của đầu khuôn có thể được làm sạch bằng đá mài mịn hoặc giấy nhám kim loại.
  4. Trước khi lắp khuôn, kênh dẫn phải được đánh bóng đến độ nhám thấp bằng giấy nhám kim loại, sau đó phủ một lớp mỏng silicon hữu cơ để bảo vệ kênh dẫn khỏi sự ăn mòn khí và độ ẩm trong thời gian dài.
  5. Trong quá trình lắp ráp, tất cả các bề mặt tiếp xúc của bu lông, ốc vít và trục vít đều phải được bôi trơn bằng mỡ bôi trơn chịu nhiệt.
  6. Khi tháo khuôn định hình cần chú ý tránh va đập; khi lắp đặt, cần lắp theo thứ tự số hiệu của các tấm khuôn.
  7. Trong quá trình bảo trì hàng ngày, cần đảm bảo rằng sau khi lắp khối định hình vào máng nước, bốn phía xung quanh có đủ không gian để điều chỉnh và di chuyển.

Bảo quản khuôn đùn

Bảo quản khuôn đùn

Bảo quản khuôn đùn

  1. Khuôn phải được bảo quản trong kho khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tuyệt đối không được để chung kho với các chất ăn mòn;
  2. Sử dụng khuôn xong phải làm sạch và lắp lại, sau đó phớt dầu rồi cất vào kho.
  3. Nên bảo quản khuôn trên giá chuyên dụng, xếp khuôn một cách an toàn và thuận tiện cho việc lấy ra, cất vào.

Những kiến thức về khuôn đùn trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách vận hành và bảo quản khuôn đùn. Đừng quên liên hệ Cơ khí nhựa Liên Thuận qua HOTLINE 0866 676 399 nếu bạn đang có nhu cầu mua máy ó nhựa, dây chuyền sản xuất hạt nhựa, máy trộn nhựa, máy nghiền nhựa giá rẻ…

Hotline 0866 676 399
error: Content is protected !!