Ngành nhựa sinh học – Cách mạng Công nghệ Xanh
Bảo vệ hành tinh xanh đang là vấn đề bùng nổ mạnh hơn bao giờ hết về ý thức lẫn cả hành động thực tiễn. Cộng thêm nưa con người hiện nay hạn chế sử dụng đồ nhựa từ việc mang túi đựng theo mỗi khi mua sắm, ống hút làm từ thực vật hay sự ra đời của ống hút kim loại. Quan trọng là đã có 91 quốc gia trên thế giới cấm nilon cho nên các sản phẩm nhựa sinnh học tự phân hủy đang được quan tâm và đầu tư đáp ứng nhu cầu thế giới.
1. Nguyên liệu sử dụng trong ngành nhựa sinh học
1.1. Khái niệm cơ bản
Bạn có biết nhựa sinh học có tên khoa học là gì? Theo tên tiếng anh, nhựa sinh học có tên là bioplastic. Đây là loại vật liệu có tính năng dễ dàng phân hủy thành CO2, nước, sinh khối. Điều này sẽ diễn ra dưới sự tác động của vi sinh vật và môi trường xung quanh.
Vật liệu ra đời với mục đích khắc phục khả năng phân hủy của chất liệu nhựa. Sản phẩm này rất khác với dòng nhựa truyền thống làm từ dầu mỏ.
Việc pha trộn này có tác dụng to lớn trong việc giảm thiểu hàm lượng dầu mỏ, tăng cường khả năng phân hủy. Từ đó giúp hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do sự không phân hủy của rác thải nhựa.
1.2. Nguồn nguyên liệu làm nên nhựa sinh học
Nhựa sinh học có nguồn gốc từ thực vật như lúa mì, ngô, củ cải, sắn, mía… Vật liệu này có thể tự phân hủy với thời gian ngắn. Sản phẩm thường được ưa chuộng trong công nghiệp sản xuất đồ dùng ăn uống, bao bì đựng thực phẩm.
Ngành nhựa sinh học đang là lĩnh vực được nhiều nước phát triển như Nhật, Mỹ, EU áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninh về lương thực vẫn được đặt lên hàng đầu, tạo nên thử thách lớn cho ngành này.
Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất mới này còn có thể sử dụng các nguyên liệu thải như bột gỗ, mùn cưa, bào, dăm… Điều này đã mang lại giá trị kinh tế cao cho một số nước châu Á gồm Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia.
Ngoài ra, thiết bị gia công tấm thanh cũng được làm từ vật liệu composite, tạo ra nhờ sự kết hợp của nhựa và gỗ. Vì vậy, chúng có thể sử dụng được cả nội và ngoại thất với hình dáng và màu sắc phong phú nhất.
>>>Máy sản xuất thanh nhựa Profile/ Phào chỉ nhựa
2. Phân loại nhựa sinh học
2.1. PLA (acid polylactic)
PLA thường sản xuất dựa trên quá trình lên men của tinh bột ngô. Nguyên liệu này có giá thành vô cùng rẻ, dễ kiếm và phổ biến trong nông nghiệp. Khi bị tác động bởi những vi sinh vật trong môi trường đất hoặc không khí, PLA rất dễ bị phân hủy.
Lúc này, acid polylactic sẽ chuyển hóa thành H2O và CO2. Sự biến đổi về hóa học này giúp phương pháp cấy mô đạt được nhiều thành công rực rỡ. Đồng thời, vào khoảng những năm 90, nhựa PLA đã được thương mại hóa hoàn toàn.
Từ đó, hệ thống truyền thuốc và chỉ khâu sinh học tự phân hủy dần được hình thành. Việc ứng dụng sản phẩm trong y tế ngày càng đa dạng về chức năng. Hơn thế nữa, chất liệu này có thể dùng làm chậu cây, bao bì, tã lót trẻ em hoặc vỏ chai nhựa.
Sự phát triển vượt bậc này bắt nguồn từ năm 2002 do việc thương mại hóa của Nature Works. Theo thời gian, mức tiêu thụ của nhựa PLA có tỷ trọng càng cao. Vật liệu sinh học này đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống trên toàn cầu.
>>>Xem thêm: Máy làm hạt nhựa tự hủy từ bột bắp
2.2. Nhựa PHB
- Đây là một loại vật liệu nhựa có khả năng dễ phân hủy, chịu nhiệt cao. Nhựa PHB đang được nhiều doanh nghiệp rất quan tâm. Chất liệu lý tưởng này có thể thay thế cho nhựa tổng hợp bởi nhiều tính chất tương tự nhau.Nhờ có quá trình nuôi cấy vi khuẩn và các nguồn tinh bột mà PHB được sáng tạo ra. PHB được ứng dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau, từ vỏ chai nước cho đến việc cấy ghép y học.Với đặc tính chịu được nhiệt độ cao, PHB có thể ứng dụng để làm một lớp màng trong suốt chịu được 1300 độ C. Sau khi PHB phân hủy sẽ tạo thành CO2 và H2O. Quá trình này diễn ra nhờ các chủng vi sinh vật muốn lấy nguồn cacbon và năng lượng.Muốn đảm bảo sự sống thì chúng cần phải phân giải PHB thành chất có lợi. Các sản phẩm này sẽ bị oxy hóa nhanh hơn khi được chôn trong môi trường đất. Vi khuẩn Rastonia eutropha đã được công ty hóa chất ICI áp dụng thành công.
3. Tiêu chuẩn đánh giá nhựa sinh học
Để đánh giá sản phẩm nhựa sinh học có đạt chuẩn hay không cần dựa trên 2 tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn đánh giá công nghiệp EN 13432: Tiêu chuẩn này đã được toàn thế giới công nhận. Những sản phẩm nhận chứng nhận này sẽ có hiệu lực trên thị trường châu Âu.
Nếu muốn vật liệu sinh học của doanh nghiệp đạt yêu cầu thì sự phân hủy phải ít nhất từ 90% trở lên. Ngoài ra, thời gian ủ không được quá 90 ngày cho phép.
Tiêu chuẩn đánh giá ASTM D6400: Yêu cầu này thấp hơn so với EN 13432, được áp dụng ở nước Mỹ. Vật liệu phải được phân hủy trong 180 ngày ủ với trên 60%.
Vì vậy, khi một sản phẩm nhựa sinh học được ghi trên bao bì một trong 2 tiêu chuẩn ASTM D6400 và EN 13432 chứng tỏ vật liệu này có độ phân hủy khá cao.
4. Những ưu điểm của vật liệu nhựa sinh học
4.1. Thân thiện với môi trường
Nhựa sinh học có tính năng phân hủy được trong thời gian rất ngắn. Quá trình này dựa trên tác động tích cực của độ ẩm và các vi sinh vật. Nhờ vậy, sự ô nhiễm môi trường do nguồn rác thải nhựa được giảm rõ rệt.
Khi chôn dưới đất, nhựa sinh học sẽ hấp thụ hơi ẩm và phát triển các vi sinh vật trên bề mặt. Từ đó, các vi khuẩn sẽ tương tác và phân giải các phân đoạn tinh bột.
Quá trình này giúp cắt mạch polymer một cách rất nhanh chóng. Dần dần, trọng lượng của các chuỗi mạch polymer sẽ giảm cho tới khi được phân hủy hoàn toàn.
4.2. An toàn khi sử dụng
Khi phân hủy nhựa sinh học học sẽ tạo thành các hợp chất vô cơ CO2, nước, CH4. Những chất này không hề có khả năng độc hại đến môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng không chứa các kim loại nặng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
4.3. Có thể tái chế được
Nhựa sinh học làm từ tinh bột có khả năng tái chế cao hơn hẳn nguyên liệu nhựa truyền thống. Việc tái chế vật liệu này có thể giải quyết được những vấn đề lo ngại về nguồn tài nguyên và môi trường.
Môi trường đất và không khí sẽ không còn phải chịu sự ô nhiễm từ các loại rác thải khó phân hủy. Đồng thời nguồn tài nguyên cũng không bị cạn kiệt nhanh chóng.
4.4. Dễ dàng bảo quản
Các sản phẩm làm ra từ nhựa sinh học rất dễ dàng bảo quản trong điều kiện lưu kho. Bởi lẽ vật liệu này chỉ chịu tác động của độ ẩm và các sinh vật khi được chôn vào đất.
4.5. Giá cả ổn định hơn các vật liệu khác
Nhựa sinh học được sáng tạo ra giúp giảm tối đa lượng nhựa dầu mỏ khi sản xuất. Cùng với đó là khả năng tăng cường sự tái sử dụng của nguyên liệu. Những yếu tố này sẽ mang lại cho bạn sản phẩm với giá thành cạnh tranh nhất.